1 zem bằng bao nhiêu mm

Zem là gì? 1 zem bằng bao nhiêu mm? đơn vị zem, 1 dem = mm? đơn vị đo độ dày zem? Thông thường các bạn dự định đi mua tôn và bạn có nhu cầu biết 1 zem bằng bao nhiêu mm để mua cho chính xác hoặc tránh những sai lầm khi mua sai độ dày và tiêu chuẩn tôn.

Bài viết 1 zem bằng bao nhiêu mm? Gia Thịnh Phát sẽ tổng hợp những kiến thức về lưu ý nhất định khi đi mua tôn và đơn vị dem, mm nhé !

zem la gi

Zem là gì?

Zem là đơn vị dùng để tính độ dày của tôn, tôn mà càng dày thì chất lượng của tôn càng bền vững. Tuy nhiên tôn dày thì trọng lượng sẽ càng lớn và làm dự án nặng hơn, và nếu sử dụng tôn dày bạn nên tăng kết cấu chịu lực bên dưới.

Chính chính vì vậy khi mua tôn bạn rất cần được tính toán và lưu ý đến cẩn trọng nên chọn loại tôn nào cho thích hợp với dự án của mình.

1 zem bằng bao nhiêu mm.

Đây là câu hỏi mà không ít người bỡ ngỡ khi đi mua tôn cho công trình của mình.

1 zem = 0,1 mm hay 1mm bằng 10 zem

1 zem = 0,1 mm

2 zem = 0,2 mm

3 zem = 0,3 mm

10 zem = 1 mm.

Xem thêm: Cách tính m3 đơn giản cho các loại vật liệu.

Những lưu ý khi đi mua tôn cần nên biết.

Ngày nay, tôn lá, tôn lợp đang càng được sử dụng nhiều vì lợi thế về độ bền, tuổi thọ cao (10 – 20 năm), tính thẩm mỹ, tiện dụng, chi phí lắp đặt rẻ … Khiến nhu cầu sử dụng tôn ngày càng tăng.

Để đáp ứng được nhu cầu đó, hàng loạt nhà máy cán tôn, cửa hàng cung cấp mọc lên ở khắp các tỉnh thành. Đây cũng là lý do khiến nhiều chủ tôn buôn bán gian lận để kiếm được nhiều tiền nhất.

kich thuoc tieu chuan ton
Kích thước tiêu chuẩn tôn

Chiêu trò chính mà chủ tôn thường dùng đó là: Gian lận độ dày của tôn.

Cán cho tôn mỏng hơn ban đầu là 1 thủ thuật mà các cơ sở sản xuất “bịt mắt” người tiêu dùng.

Thông thường độ dày của tôn có dung sai là +/- 0,02mm. Tuy nhiên, người dùng có thể mua phải tôn 0,35mm nhưng độ dày thực chỉ 0,28mm hoặc mỏng hơn.

Vậy làm thế nào để bạn có thể nhận ra “tôn âm”(tôn âm là thuật  ngữ chỉ việc gian lận độ dày của tôn) và mua được tôn đúng độ dày khi mà độ dày của tôn là quá nhỏ, quan sát bằng mắt thường sẽ khó phát hiện?

Với kinh nghiệm làm nghề nhiều năm, bạn có thể tham khảo 3 cách nhận biết sau đây nhé

Cách 1: Quan sát thông số độ dày

Tẩy xóa thông số độ dày in trên tấm tôn là 1 chiêu trò được các chủ cửa hàng trọng dụng.

Ví dụ: Mã số của tôn là TKPMXXXXxxxx0,40mm (độ dày 0,4mm) có thể bị tẩy thành TKPMXXXXxxxx0,45mm (độ dày 0,45mm).

Vì vậy bạn không nên mua tôn bị tẩy xóa hoặc con số chỉ độ dày bị nhèm.

Cách 2: Cân tôn

Bạn có thể mua tôn theo cân hoặc yêu cầu chủ cửa hàng cân đối chiếu. Trọng lượng của mỗi mét “tôn âm” sẽ nhẹ hơn nhiều so với tôn chuẩn.

Chẳng hạn, tôn lạnh màu khổ 1.200 mm, có độ dày sau mạ là 0,4mm thì nặng khoảng 3,3 – 3,5kg.  Nhưng “tôn âm” thường nhẹ hơn ít nhất 0,4 – 0,5kg.

Cách 3: Đo độ dày bằng thước hoặc máy

Dùng thước kẹp hoặc máy đo cầm tay là chính xác nhất.

Khi sử dụng máy đo cầm tay, bạn cần lưu ý cách đo tôn đúng chuẩn, đó là đặt vuông góc và khít với tôn.

Nếu đặt nghiêng, kết quả đo sẽ không chính xác, vì dung sai độ dày chỉ 0,02mm.

Chú ý: Khi xem tôn ở cửa hàng, chủ tôn có thể sẽ đem tôn chuẩn ra cho bạn xem, và hẹn vận chuyển đến công trình sau. Lúc này, tôn có thể bị đánh tráo bằng hàng nhái hoặc mỏng hơn. Tốt nhất bạn nên cẩn thận kiểm tra thêm 1 lần nữa.

Tổng kết;

Như vậy qua bài viết này các bạn đã nắm rõ 1 zem bằng 0,1mm và 10 zem sẽ bằng 1mm, hãy áp dụng những thông tin trên trong quá trình mua tôn cũng như thi công cho hợp lý nhé !