Loại gỗ công nghiệp nào hay chọn trong thiết kế nội thất nhà ở?

Trong quá trình sản xuất gia công đồ gỗ nội thất cho nhà ở, căn hộ, công ty thiết kế thi công nội thất Gia Thịnh Phát đã tổng hợp các thắc mắc hay những câu hỏi thường găp về việc lựa chọn oại gỗ công nghiệp nào hay chọn trong thiết kế nội thất nhà ở hiện nay?

Trên thị trường sản xuất đồ gỗ hay thiết kế thi công nội thất nói riêng hiện nay có rất nhiều thông tin về các loại ván gỗ khác nhau. Thậm chí, thông tin nhiều quá đôi khi gây nhiễu loạn, khó cho người sử dụng và rất khó lựa chọn. Có thể nói nói dưới góc nhiền và chia sẽ những kiến thức dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ về việc sử dụng đồ gỗ trong thiết kế nội thất nhà ở, căn hộ.

gỗ công nghiệp

Đặc điểm chung của đồ gỗ công nghiệp

Sau đây là một số đặc điểm chung của các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay:

Tất cả các loại ván gỗ công nghiệp đều được làm từ dăm gỗ hoặc bột gỗ trọn với keo và hóa chất nên sẽ tạo được bề mặt lớn, nhiều màu sắc, tính đồng nhất trong sản phẩm.

Gỗ công nghiệp có sử dụng keo, hóa chất để sản xuất nên mối mọt sẽ kén và chậm ăn hơn gỗ tự nhiên.

Tất cả các loại ván công nghiệp chịu ẩm, chịu nước kém (một số loại ván tốt thì chịu được thời gian lâu hơn).

Các loại ván gỗ công nghiệp chỉ kháng, chống nước chứ không chống ngập (tức là ngâm trong nước từ ngày này qua tháng nọ). Hơn nữa, trong tất cả các loại ván công nghiệp thì chỉ có loại Picomat (ván nhựa PVC) là chống thấm nước tốt nhất.

Loại ván tiệm cận về mức độ chống nước cũng rất tốt đó là ván CDF, thường dùng cho các khu vực vệ sinh hay khu vực có mức độ ẩm cao. Tuy nhiên giá thành cao. Thị trường nội thất gỗ công nghiệp hiện nay phổ biến nhất vẫn là các dòng MFC, MDF và HDF.

Các dòng cao cấp như CDF, POLYWOOD, PICOMAT giá thành quá cao. Không phải ai cũng đủ kinh phí để đầu tư cho đồ gỗ nội thất.

Các loại gỗ công nghiệp hay sử dụng phổ biến nhất.

1, Ván MFC

Ván MFC thường sung trong văn phòng, thi công nội thất showroom, nhà hàng, khách sạn, sân bay, trường học,… Ván MFC có 2 loại: MFC thường và MFC chống ẩm.

Ván MFC

*Ưu điểm của MFC:

Nhiều màu sắc.

Thi công nhanh và inh động.

Giá thành thấp.

*Nhược điểm của MFC:

Liên kết yếu, chịu ẩm kém.

Dễ bị mẻ cạnh nếu không có máy móc chuyên dụng.

Hạn chế chỉnh sửa khi thi công, đòi hỏi sử dụng kỹ, đúng cách.

2, Ván MDF

Dòng sản phẩm gỗ công nghiệp MDF chống ẩm được ưa chuộng trong nội thất căn hộ chung cư, thiết kế nội thất nhà phố, biệt thự. MDF cũng có 2 loại: MDF thường và MDF chống ẩm (có lõi màu xanh).

Ván MDF

*MDF có ưu điểm:

Bề mặt lớn, độ cứng tiêu chuẩn, dễ thi công cũng như hoàn thiện bề mặt theo ý muốn (sơn, veneer, laminate…).

Có thể sửa đổi trong quá trình thi công mà không để lại sai khác trên bề mặt.

Nếu là MDF chống ẩm thì có thêm phụ gia chống nước, nhưng không hoàn toàn triệt để (Kiểu như vô tình làm đổ nước lên, hoặc lỡ bị mưa tạt vào thì vẫn không sao).

MDF chống ẩm có thể chịu được nước ngâm trong 72 giờ.

*Nhược điểm của MDF:

Mức độ chịu ẩm trung bình.

Giá thành cao (nếu dùng loại MDF chống ẩm).

3, Ván HDF (siêu chống ẩm)

HDF được gia cố với hơn 80% là gỗ tự nhiên và hỗn hợp hóa chất, được nung với nhiệt độ cao nên độ nén, cứng và chống cong vênh tốt hơn nhiều so với MDF & MFC. Thường được sử dụng làm sàn gỗ, cửa đi, hoặc các vách ngăn có tính chịu lực cao.

Ván HDF

Xem thêm: Xưởng sản xuất bàn ghế nhà hàng

*Ưu điểm của HDF:

Chịu nước, độ cứng cao.

Chống cong vênh cực tốt.

Chịu nhiệt cũng như cách âm tốt.

Thớ gỗ đẹp, bề mặt đồng nhất.

Có thể sử dụng ngoài trời.

Tốt cho sức khỏe (80% là gỗ tự nhiên).

*Nhược điểm của HDF: Giá đắt tương đương các loại gỗ tự nhiên, loại thông thường.

Ngoài ra còn có các loại cao cấp hơn như CDF, POLYWOOD, PICOMAT,… tùy theo nhu cầu và tài chính nên chúng tôi sẽ cập nhật trong các bài viết sau…